itaexpress / Tin ITA / Công nghệ Kỹ thuật Số / Di động / Công nghệ cảm ứng sắp thống lĩnh thị trường IT

Công nghệ cảm ứng sắp thống lĩnh thị trường IT

Tạm biệt các nút bấm

Ảnh hưởng của chiếc di động iPhone lan rộng tại Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES 2008), nơi các thiết bị màn hình cảm ứng có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi.

Nhờ vào xu hướng màn hình chạm (touch), bộ phận chip PSoC của Cypress đã phát triển nhanh hơn bất cứ đơn vị nào khác của công ty. Công ty bán dẫn STMicroelectronics cũng đã nhận thấy nhu cầu về bộ cảm biến điện dung đang tăng lên, bộ cảm ứng có chức năng như nút điều khiển âm lượng màn hình chạm và nút nguồn điện.

Ông Bill Raasch, Phó chủ tịch phát triển thị trường của STMicroelectronics cho biết: “Chúng tôi thấy nhu cầu ngày càng tăng. Sẽ có một sự thúc đẩy lớn đặc biệt là trong năm nay và máy tính xách tay năm 2008 sẽ áp dụng loại công nghệ mới này trên màn hình LCD”.

Quả thật các thiết bị cầm tay chỉ chịu trách nhiệm một phần nhu cầu mà thôi. Hãng nghiên cứu thị trường iSuppli nói rằng điện thoại di động sẽ chiếm khoảng 20% đến 25% thị trường thiết bị màn hình chạm đang dẫn đầu.

Số phần trăm này có thể giảm xuống do có nhiều thiết bị có màn hình chạm. Theo Colegrove, các thiết bị di động điều khiển như thiết bị dùng trong ô tô của Garmin, TomTom và các máy chơi điện tử cầm tay sẽ là hai thị trường tiêu thụ chính của màn hình chạm.

Ông Raasch cho biết các loại máy tính xách tay hạng nhẹ mới ra đời như máy tính cá nhân để bàn cũng sẽ kích thích nhu cầu về màn hình công nghệ chạm trên thị trường tiêu thụ với các mẫu mã có thể ứng dụng công nghệ cảm ứng trong năm 2008.

Nhu cầu về các thiết bị cảm ứng bắt nguồn từ các hãng kinh doanh cũng như khách hàng. Công nghệ này ngày càng được sử dụng nhiều ở các cửa hàng lớn, màn hình cảm ứng được ứng dụng trong các thiết bị y tế, xe taxi hay thậm chí cả trong các quầy thanh toán của cửa hàng tạp hoá.

Đó là do màn hình công nghệ chạm tiên tiến thậm chí không cần bạn phải chạm vào mà đơn giản chỉ cần cảm nhận được dòng điện tích electron hoặc điện dung từ ngón tay bạn qua một cái nút và nó sẽ hoạt động. Do đó, màn hình chạm sẽ ít bị mòn so với các nút bấm hơn thường lệ. Theo Taffe của hãng Cypress thì hoá ra các nút bấm lại gây ra rất nhiều rắc rối.

Khoảng trống để phát triển

Nhiều nhà cung cấp công nghệ màn hình chạm đang tiếp tục phát triển mạnh. Theo một bảng xếp hạng gần đây, công ty Balda đã cho rằng thị trường màn hình công nghệ chạm là thị trường hứa hẹn nhất.

Công ty này ước tính số lượng điện thoại sử dụng bộ cảm biến công nghệ chạm sẽ tăng lên khoảng 20% trên thị trường thiết bị cầm tay so với mức 3% đến 4% hiện tại trong vòng ba đến bốn năm nữa. Balda cũng dự kiến phần lớn thiết bị điều khiển cá nhân sẽ tích hợp công nghệ màn hình chạm trong một vài năm tới.

Thị trường đông đúc có thể sẽ kìm hãm lại tỷ lệ tăng trưởng của các hãng này, ít nhất là đối với các công ty tham gia trên thị trường này. Cạnh tranh đã gây ra một cuộc chiến về giá cả trong lĩnh vực chống lại màn hình công nghệ chạm yêu cầu người sử dụng phải thực sự chạm vào màn hình.

Theo Colegrove thì có đến hai phần ba ngành công nghiệp chống lại công nghệ này. Do đó, Colegrove cho rằng thị trường màn hình chạm kiểu này sẽ chỉ tăng khoảng 3% mỗi năm và nhiều công ty sẽ phải chịu áp lực về doanh thu. Thị trường này cũng đang nhận thấy cần phải được củng cố hơn nữa. Công ty Touch International đã bán dòng màn hình chống chạm 3M vào tháng 6 năm 2007.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rất nhiều thiết bị đang tìm kiếm để tích hợp màn hình chạm nên cơ hội cho các công ty vô cùng dồi dào. Những công ty cố gắng hết sức sẽ tìm ra hướng đi thích hợp như cung cấp màn hình đa chạm cho điện thoại hoặc bộ điều khiển màn hình chạm không đắt tiền cho máy tính xách tay. Colegrove nhận định rằng: “Sẽ còn rất nhiều khoảng trống cho ngành công nghiệp này phát triển”. Các nút bấm dường như sẽ sớm không còn thịnh hành nữa.

Theo Bích Ngọc (ICT News)