itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Chứng khoán / Chứng khoán “Hot” với sinh viên

Chứng khoán “Hot” với sinh viên

Nguồn: Thanh Niên

Nhiều người nghĩ, sinh viên là những người không có sự liều lĩnh khi chơi chứng khoán, nhưng sự thực không phải như vậy.

Nhận định này chưa hẳn đã chính xác nếu lấy L.A làm ví dụ.

Hiện mới là sinh viên năm thứ hai của Học viện Ngân hàng nhưng L.A đã có hơn 6 tháng mò mẫm ở các sàn giao dịch chứng khoán. Cô nữ sinh này hiện nắm trong tay hơn 10 loại cổ phiếu có giá trị hơn 500 triệu đồng. Cô nói rằng sàn giao dịch chứng khoán không phảI là chỗ cho những người “tim đập nhanh”, bởi nó luôn tồn tại hai cảm giác một là “lên mây”, hai là “lội bùn đen”. Khởi đầu bằng một tài khoản trị giá 11 triệu đồng, hơn 1 tháng sau khi đầu tư, cổ phiếu mất giá, cô bị lỗ nặng. Cô chép miệng: Thôi đó là chí phí cho việc học “lên sàn”, vạn sự khởi đầu nan. Cô quyết tâm đợi chờ và không hề nản. Đúng như mong đợi, sau đó giá cổ phiếu đã nhích lên, và cô tiếp tục vay tiền từ gia đình để mua vào những cổ phiếu giá cao. Nhưng L.A cho biết, cô không có ý định đầu tư để làm giàu từ chứng khoán.

Với nhiều sinh viên thuộc các trường khối kinh tế khái niệm “sàn” và “chứng khoán” thời gian gần đây là đề tài sôi động, họ đã có trí làm giàu khi còn ngồi trên giảng đường. Tuy nhiên, nhấp nhổm và thập thà thập thò là tâm trạng chung của nhiều sinh viên “chơi” chứng khoán. Có đến mấy trường này mới thấy, mặc dù đang ngồi trên giảng đường, tay chép nhưng tai lại như “tép nhảy” để nghe “tám”, “buôn chuyện” về chứng khoán, hồn thì lãng du với chỉ số VN Index, FPT và ITA. Bỏ tiết là chuyện bình thường đối với những đối tượng sịnh viên này. Họ dành thời gian nhiều hơn cho việc lên sàn và tham gia lớp học chứng khoán buổi tối để “rình” những cổ phiếu hạng “đậm” hơn.

Nhiều sinh viên cho rằng, lãi lờ thời đầu lên sàn không quan trọng, cái quan trọng đó là tích luỹ kinh nghiệm cho chiến lược dài hơi sau này, khi mà chứng khoán Việt Nam được nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai. Các giảng viên trong các trường Đại học thuộc khối kinh tế cũng cho rằng, sinh viên học các ngành về tài chính và ngân hàng, ngoại thương nên tham gia “chơi” chứng khoán, chơi là chỉ để vận dụng lý thuyết phục vụ cho việc học hành hiện tại và công việc sau này. Nhưng khi sinh viên đã lên sàn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính cách, năng lực tài chính, sự may rủi và “liều”. Nhiều sinh viên đã đầu tư vài loại cổ phiếu hiện đang rớt giá, chưa biết khi nào phục hồi, họ coi đó là bài học nhập môn nóng bỏng .

Ngô Quang Vinh