itaexpress / Tin ITA / Tân Tạo hôm nay / Sự kiện / Ban Giám hiệu Đại học Tân Tạo: Nhiều Giáo sư nổi tiếng trên thế giới

Ban Giám hiệu Đại học Tân Tạo: Nhiều Giáo sư nổi tiếng trên thế giới

Ngày 12-10-2009, Tập đoàn Tân Tạo đã nhận được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Trường Đại học Tân Tạo(TTU). Trường sẽ chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2010.

TTU là mô hình đại học quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Đây là mô hình Đô thị đại học hiện đại, đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trên thế giới với các giảng đường lớn, nhà hát phục vụ giảng dạy văn học - nghệ thuật; khu thể thao đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế có sức chứa hàng ngàn sinh viên, thư viện, bệnh viện, bể bơi, công viên... theo quy hoạch tổng thể trong một đô thị hiện đại.

TTU sẽ được các Giáo sư hàng đầu từ Hoa Kỳ sang trực tiếp giảng dạy theo chương trình của Rice University và các đại học danh tiếng khác. Nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, người sáng lập TTU đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng nên một ngôi trường mang đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Bà khẳng định: “Đại học Tân Tạo rồi đây sẽ trở thành trung tâm khoa học, nghiên cứu ứng dụng của toàn đất nước. Ngôi trường tư thục hàng đầu này sẽ cung cấp nhiều cơ hội học tập, trở thành điểm đến của nhiều sinh viên trên thế giới”.

Với đội ngũ Ban Giám hiệu TTU là Bà Đặng Thị Hoàng Yến - CT.HĐQT Tập đoàn Tân Tạo, GS Mark Scheid – Nguyên Phó Chủ tịch của Rice University sẽ là Hiệu trưởng đầu tiên cùng nhiều giáo sư có tên tuổi, từng là Hiệu trưởng hoặc giữ các chức vụ quan trọng trong các trường đại học nổi tiếng thế giới như: GS Malcolm Gillis, GS H. Levy, GS Peter Lange, GS Chuck Henry, GS Võ Tòng Xuân, chắc chắn rằng mục tiêu trở thành trường đại học có chất lượng cao của Việt Nam, nằm trong Top 100 đại học tốt nhất Châu Á sẽ sớm trở thành hiện thực.

SÁNG LẬP ĐẠI HỌC TÂN TẠO

Bà Đặng Thị Hoàng Yến:

Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo – Người sáng lập và lãnh đạo Tập đoàn Tân Tạo và là người tài trợ chính cho việc thành lập, xây dựng và phát triển Đại học Tân Tạo theo tiêu chuẩn Đại học chất lượng cao. Là người đã tham gia vào nhiều hoạt động giáo dục trên thế giới và Việt Nam.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Tân Tạo.

Tham khảo:

http://www.globewomen.org/summit/2008/Speeches/Text/Dang%20Thi%20Hoang%20Yen_Vietnamese%20buisness%20women.htm.

http://www.tantaocity.com/eng/News/News-and-Events/Experience-and-Expertise-of-the-Board-of-Management.

http://en.itaexpress.com.vn/ita_news/tan_tao_today/news/the_golden_rose_of_tan_tao_group

BAN GIÁM HIỆU NHIỆM KỲ ĐẦU TIÊN

Mục tiêu đề ra: Trong vòng 05 năm sẽ trở thành 01 trong 10 trường đứng đầu khu vực. Chính vì vậy Ban sáng lập đã mời tham gia vào Ban giám hiệu nhiệm kỳ đầu tiên của Đại học Tân Tạo là các giáo sư có tên tuổi trên thế giới, cụ thể:

1.Giáo sư Mark Scheid:

Là Giáo sư sáng lập Ủy ban quan hệ giáo dục Quốc tế của Hoa Kỳ. Là Hiệu phó của trường Đại học Rice, là chuyên gia đặc biệt của Tổ chức FullBright của Chính Phủ Hoa Kỳ tham gia các chương trình trợ giúp giáo dục cho nhiều Quốc gia.
Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Chủ tịch Đại học Tân Tạo.

Đề nghị tham khảo : www.media.rice.edu/media/NewsBot.asp?MODE=VIEW&ID=8631

2.Giáo sư Malcolm Gillis:

Là giáo sư tên tuổi trên thế giới. Đã từng là hiệu trưởng của Trường Đại học Rice University và Duke University là trường

trong Top 10 của Hoa Kỳ. Đặc biệt GS Malcolm đã từng là Chủ tịch của Hội hữu nghị Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ từ nhiều năm qua và đã có đóng góp nhiều vào sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên ban giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

Đề nghị tham khảo

http://www.ruf.rice.edu/~econ/faculty/gilliscv.html

3.Eugene H. Levy:

Là nhà Vật lý của Trường Đại học Rice. Ông đã phục vụ như là thành viên hoặc người sáng lập của hơn 50 quốc gia và quốc tế chủ yếu là tư vấn các Ủy ban có ảnh hưởng không gian và chính sách khoa học. Trong những năm 1980, ông đã đóng một vai trò then chốt của NASA khám phá các vệ tinh khác của hệ thống. Sự nghiệp của Ông đã gặt hái nhiều thành công , vào năm 1983, Ông nhận Huy chương Dịch vụ Cộng đồng của tổ chức NASA, các giải thưởng cao nhất một cơ quan của chính phủ liên bang có thể dành cho công dân.

Năm 1996, Ông cũng đã được giải Lãnh đạo Martin Luther King Jr. Distinguished, giải thưởng của Trường Đại học King Center "về vấn đề quyền và thay đổi xã hội."

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên Ban Giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

Tham khảo: http://report.rice.edu/FacultyDetail.cfm?DivID=1&DeptID=60&RiceID=68

4.Giáo sư - Tiến sĩ Peter Lange

Tiến sĩ Peter Lange tham gia công tác nghiên cứu Khoa Kinh tế Chính trị tại Đại học Duke năm 1981 sau khi chuyển vị trí từ Đại học Harvard. Kể từ khi đến Đại học DUKE ông đã được Phó Giáo sư (1982-1989), giáo sư toàn phần(từ 1989), và chủ nhiệm của Khoa : Kinh tế Chính trị (1996-1999). Ông đã được bầu vào vị trí hiệu trưởng Đại học Duke vào tháng 07 năm 1999.

GSTS Lange nhận bằng B.A. từ Oberlin năm 1967 và nhận bằng tiến sỹ môn Kinh tế Chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1975. Lange đã nhận rất nhiều học bổng bao gồm học bổng Woodrow Wilson vào năm 1967 và nghiên cứu sinh Fulbright Scholar (Milan, Ý) năm 1986.

1993-1994 : Trợ lý đặc biệt cho ban quan hệ quốc tế và là Phó viện nghiên cứu học thuật và ban quan hệ quốc tế (1994-1996).

Năm 2000: Lange cũng đã chủ trì Ủy ban cải cách Chương trình giảng dạy cũng như giáo trình cho trường Đại học Duke
GSTS Lange tập trung nghiên cứu vào các chủ đề về kinh tế -chính trị. Trong nhiều năm gần đây Ông tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nền dân chủ các nước công nghiệp tiên tiến và những tác động của toàn cầu hóa về các mối quan hệ kinh tế, cũng như nhận thức về rủi ro kinh tế và các chính sách quốc gia chống lại những rủi ro đó.

Thông tin tham khảo : http://www.provost.duke.edu/contact/lange2.html

Peter Lange

peter.lange@duke.edu

(919) 684-2631

5.Giáo sư - Tiến sĩ Chuck Henry

Trong hai năm qua, Chuck Henry đảm nhiệm 2 chức vụ Phó chủ tịch và GĐ Thông tin (CIO) giám sát nhu cầu phát triển công nghệ thông tin học và thư viện cả hai trường đại học RICE và DUKE.

Vì những phức tạp và thời gian ràng buộc này, Henry đã quyết định từ bỏ vai trò của mình là Phó chủ tịch và GĐ Thông tin và trở về vị trí cũ của mình phụ trách thư viện các trường đại học và đảm nhiệm phó viện nghiên cứu. Ông cũng nghiên cứu , sang kiến nhiều chính sách trong việc phat triển thư viện số, các chính sách về phát triển công nghệ thông tin.

Mục tiêu của CNTT tại Rice là để đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng cho việc giảng dạy và nghiên cứu và cải thiện các dịch vụ và các hoạt động hành chính và kinh doanh cho sinh viên.

Còn tại công tác quản lý thư viện, Henry có kế hoạch tập trung sự chú ý quan tâm trong công nghệ, dịch vụ mới và đổi mới chương trình phục vụ nghiên cứu học tập bao gồm các dịch vụ mà bị loại bỏ hoặc bổ sung, thay đổi trong chương trình học tập, đầu tư vào các tài nguyên điện tử và hỗ trợ có được trao cho các thư viện.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên Ban Giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

6.Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân

Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, giáo sư nổi tiếng về ngành Lúa nước ở Việt Nam và trên thế giới. Là thành viên của nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên Ban Giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

Tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Vo_Tong_Xuan

ItaExpress