itaexpress / Tin ITA / Việt Nam trong mắt tôi / Hướng về quê hương / Việt kiều đã nói gì khi tìm về Tổ quốc?

Việt kiều đã nói gì khi tìm về Tổ quốc?

BS.Nguyễn Ngọc Hà

Ra đi vì nhiều lý do khác nhau, mỗi thời một khác. Như thuở nước mất nhà tan, quê huơng còn trong vòng nô lệ, nhiều chí sỹ đã phải lên đường tìm cách cứu nước.Theo cái danh nghĩa thông thường thì cũng là Việt kiều. Việt kiều cụ Phan Chu Trinh, trong thư tâm tình với Việt kiều thanh niên Nguyễn Ái Quốc, có gợi ra một thế chiến pháp:"Ngọai ngọa chiêu hiền-đãi thời đột nội". Tức mai phục ở nuớc ngòai chiêu nạp hiền tài, chờ thời cơ về nước".

Đấu chiến pháp đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, như lời BS.Nguyễn Ngọc Hà, người có nhiều năm phụ trách công tác kiều bào, nói trong hội xuân kỷ niệm"50 năm Việt kiều hướng về Tổ Quốc": -"Cộng đồng 3 triệu người Việt ở nước ngòai rất có lòng hướng về Tổ Quốc, không chỉ từ sau năm 1975 mà cả trước đó, từ đầu Cách mạng mùa Thu tháng tám. Năm 1946 khi Bác Hồ sang Pháp, đồng bào đã nhiệt tình đón tiếp, quan trọng là khi Bác trở về, đã có nhiều trí thức xin theo cùng về giúp nước, như giáo sư Trần Đại Nghĩa, GS.bác sỹ Trần Hữu Tước... không chỉ đóng góp trí tuệ mà cả tiền của, xương máu như nhiều thanh niên Việt kiều Pháp, Lào, Kampuchia tình nguyện về gia nhập bộ độ cầm súng chiến đấu".

Xứng đáng và vinh dự, lần đầu tiên Đại Hội Đảng lần IV đã có 20 đại biểu là Việt kiều được mời về tham dư và đọc tham luận. Nội dung của tham luận do đại diện của 20 đại biểu Việt kiều, có đọan đề xuất "nước nhà nên phát triển chú trọng đến nông nghiệp nông thôn, trong công nghiệp hóa nên tập trung công nghiệp hóa nông nghiệp ưu tiên. Cộng đồng người Việt ở nước ngòai sẵn sàng hưởng ứng hỗ trợ bằng mọi cách các chính sách phát triển của đất nước"

Từng cá nhân Việt kiều lại có rất nhiều ý nghĩ và lời nói khác nhau về triển vọng phát triển đất nước. Như cụ Hùynh Trung Đồng, một trong những người đầu tiên từ Pháp, trong thời buổi Việt Nam còn khó khăn, đã vận động mở đầu gửi hàng quà tặng bằng thùng thuốc Tây về giúp thân nhân Việt Nam, đã nói trên diễn đàn Hội VK Thành phố Hồ Chí Minh, rằng: "Thu hút đầu tư từ nguồn VK, hãy khoan nghĩ tới doanh thu, mà Nhà Nước nên có chính sách như thế nào để thu hút, chiêu mộ tài năng trẻ về giúp nước trước đã".

Những gương mặt thành viên của CLB Doanh nhân VK

Cũng lứa tuổi cụ Đồng, nhạc sỹ Trần Văn Khê nói trong cuộc họp báo triển khai chương trình "Tiếp thị thương hiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngòai": -"Tiếp thị văn hóa Việt Nam cần chú ý tới từng chi tiết rất nhỏ, một nghĩa cử lịch sự nhún nhường trước đám đông, một nụ cười của bé chăn trâu nơi đồng quê, hay một cử chỉ ân cần của cô tiếp viên khách sạn - nhỏ nhưng tóat lên cả một nền văn hóa của cả một dân tộc".

Với VK doanh nhân Đinh Đức Hữu, cựu giám đốc điều hành nhà máy hạt nhân Louisiana Hoa Kỳ về nước đầu tư mở công ty AIT-US kinh doanh khai thác dầu khí, sản xuất điện tử, kinh tế trang trại, khi trả lời phỏng vấn báo chí, có đoạn ông nói: "Vấn đề mà tôi bức xúc hiện nay, là làm sao đẩy mạnh sản xuất máy vi tính cá nhân-PC, làm sao để mỗi nhà có một máy PC, từ mạng máy cá nhân gia đình đó, sẽ cho ra nhiều phần mềm mà cả thế giới đang rất cần. Xuất khẩu phần mềm vi tính sẽ có lợi hơn xuất gạo hay cả dầu khí".

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ

Với VK Nguyễn Ngọc Mỹ (VK Úc) về nước kinh doanh ngành xây dựng và dịch vụ giải trí, người có công vận động hình thành CLB doanh nhân Việt kiều OBV, mỗi lần tiếp xúc với doanh nhân VK muốn về nước làm ăn, ông luôn có câu mở đầu: "Về quê mình mà làm, tuy có khó, nhưng đó là môi trường làm giàu lý tưởng nhất. Như doanh trường mới mẻ, đất còn rộng, lao động rẻ và nhiều. Chỉ cần chúng ta biết kiên trì và nhất là, nên gom số vốn kha khá một chút, tối thiểu phải từ 2.000.000 USD trở lên, mới có thể xoay xở được".

Với GS.TS. Đặng Lương Mô, VK Nhật đã từng đào tạo 7 tiến sỹ, 51 thạc sỹ và 185 kỹ sư điện tử tin học cho nước Nhật qua trường đại học Hosei, sau khi về nước nhận làm tư vấn khoa học cho Trường đại học Bách khoa TPHCM, đã có một giải mã về năng lực học của sinh viên Việt Nam, rằng "Tại sao sinh viên Việt Nam ra nước ngòai học luôn hơn sinh viên nước ngòai, nhưng học trong nước sau khi ra làm việc lại thua kém sinh viên nước ngòai? Đó là do tuy thông minh nhưng thiếu sách nghiên cứu ứng dụng và thiếu thiết bị hiện đại để ứng dụng - Nên tôi đang lo bổ sung hai mảng yếu này cho đại học Bách khoa, dù chỉ là một góc nhỏ".

Lại có những ý tưởng, lới nói tuy nhỏ nhưng xuất phát từ lòng tự ái dân tộc như trường hơp doanh nhân Trần Thành, VK Mỹ, sau khi về nước đầu tư ao nuôi tôm thành công ở Bạc Liêu, đã nói tại một hội thảo xuất khẩu thủy sản ĐBSCL: "Vợ chồng chúng tôi có cả hệ thống siêu thị ở Mỹ, rất khó chịu mỗi khi cứ nhập tôm của Trung Quốc và Thái Lan để bán, nhớ lại quê cha ở Bạc Liêu có đất rộng nên tôi phải về nuôi con tôm Việt Nam để bán trong siêu thị Việt Nam".

Nhỏ như chuyện lá rau, nhưng chủ doanh nghiệp nhà hàng bò 7 món Au Pagolac, VK. Huỳnh Thanh Sơn, nguyên quản trị viên hãng Fast-food McDonald tại Pháp, sau khi về nước dựng lại nghiệp của cha mẹ đã từng mở ra tại Tân Hiệp từ năm 1930, đã có cách nhìn lại sự thành đạt của mình, dựa trên hai yếu tố. "Lá rau, thịt bò, mắm nêm ta ngon, nhưng phải biết cách phối hợp chế biến và nghệ thuật bán hàng của McDonald mới được. Ngoài ra, đến làm ăn ở đất nước nào, nhất là với quê mẹ của mình thì càng phải biết vun đắp nơi chốn đó, bằng cách làm từ thiện và kinh doanh vì cộng đồng".

Còn cả ngàn lời hay ý đẹp của VK về nước làm ăn, xuất phát từ tấm lòng với quê hương đất nước, nhưng bài viết có hạn, có dịp người viết sẽ xin giới thiệu tiếp.

Theo L.V.S (VietNamNet)