itaexpress / Tin ITA / Chứng khoán ITA / Công bố thông tin / 21/6: ITA tăng kịch trần, VN-Index tăng hơn 11 điểm

21/6: ITA tăng kịch trần, VN-Index tăng hơn 11 điểm

Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, gần như toàn bộ đều tăng giá chỉ riêng STB đứng giá. Một loạt mã tăng kịch trần như BVH, VNM, DPM, REE, KBC, PVF, OGC, ITA, PPC, SAM… Cổ phiếu tăng giá lúc này đạt gần 170 mã, trong đó có 37 mã tăng kịch trần, lượng cung các các mã này khá trống trải, thậm chí hoàn toàn trống.

Cả hai chỉ số đều tăng mạnh trong phiên 21/06, cùng với đó là hàng loạt cổ phiếu cũng bật tăng giá. Tuy nhiên, nhiều người đang lo ngại về khả năng bull trap để xả hàng của tổ chức trong các phiên tới, khi mà lượng cổ phiếu lớn được gom mạnh trong các tuần vừa qua vẫn chưa được giải tỏa.

Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng thị trường tăng mạnh là do kỳ vọng vào lạm phát và lãi suất bắt đầu hạ nhiệt. Đồng thời cũng do động thái kéo giá để giữa NAV của các tổ chức lớn, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài vào cuối quý 2/2011.

Thống kê thị trường vào cuối phiên, VN-Index tăng đến 11.11 điểm, tương ứng với 2.57% lên 442.74 điểm. Tuy nhiên, việc lực cầu đột ngột mạnh lên từ đầu phiên không làm cho thanh khoản thị trường tăng mà còn giảm đến 32% về khối lượng so với phiên trước, chỉ còn 29.72 triệu đơn vị và giá trị giao dịch cũng giảm 22.27% còn 585.3 tỷ đồng.

Việc sụt giảm này chủ yếu do bên bán tiết cung, đặc biệt đối với những cổ phiếu có mức tăng giá mạnh.

SSISAM dẫn đầu thị trường về thanh khoản nhưng cũng chỉ đạt 2.34 triệu đơn vị và 1.26 triệu đơn vị, thấp hơn nhiều so với những mã dẫn đầu tại HNX.

Tiếp theo đó là PVT dù giảm nhưng cũng có đến 901 ngàn đơn vị được chuyển nhượng, BHSREE với lần lượt 795 ngàn và 770 ngàn đơn vị.

Trên bảng điện tử của HOSE có đến 191 mã tăng giá, trong đó 64 mã tăng kịch trần; còn lại là 48 mã giảm cùng 40 mã đứng giá.

Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, gần như toàn bộ đều tăng giá chỉ riêng STB đứng giá. Một loạt mã tăng kịch trần như BVH, VNM, DPM, REE, KBC, PVF, OGC, ITA, PPC, SAM

Điều này giúp Large Cap tăng đến 2.86%, Mid Cap cũng tăng 2.37%. Hai nhóm còn lại gồm Small Cap và Micro Cap tăng lần lượt 1.62% và 1.83%.

Với các nhà đầu tư nước ngoài, lượng mua vào của họ trong phiên không lớn, chỉ khoảng 2.84 triệu đơn vị, nhưng việc tập trung vào các mã vốn hóa lớn như REE, OGC, VIC, HAG, VCB… đã hỗ trợ khá lớn cho đà tăng của VN-Index.

Giao dịch tại HNX có diễn biến khá sôi động trong hầu hết thời gian của phiên. HNX-Index có những đợt giằng co mạnh trên mốc tham chiếu. Cuối phiên, chỉ số khép lại với mức tăng cao nhất với 1.72 điểm, tức 2.28% lên 77.05 điểm.

Thanh khoản toàn sàn có đến 52.68 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tăng 44.23% so với phiên trước và giá trị giao dịch tăng gần 41%, đạt 587.87 tỷ đồng. Trong đó, 10 mã có thanh khoản cao nhất đã chiếm gần 26.66 triệu đơn vị, tương ứng với khoảng ½ giao dịch toàn thị trường.

Theo một số ý kiến cho rằng, việc các tổ chức đánh lên ở HOSE chủ yếu để tạo hiệu ứng và xả hàng tại HNX.

* Đà tăng đột ngột của thị trường trở lại từ 10h00 khiến nhà đầu tư bối rối trước nguyên nhân của đợt sóng này. Chưa thể xác định sóng tăng do kỳ vọng của nhà đầu tư hay từ lực kéo của các nhà đầu tư lớn nhưng lực cầu hiện gia tăng mạnh và trải dài trên nhiều mã cổ phiếu.

Tận dụng cơ hội này, bên bán có dịp chốt lời hoặc xả hàng ở mức giá cao. Kết quả là thanh khoản ở hai sàn đều tăng trưởng cao.

Tính đến 10h20: VN-Index tăng mạnh 8.5 điểm, tương ứng 1.97% lên 440.13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 21.64 triệu đơn vị, trị giá 386.13 tỷ đồng. Cổ phiếu tăng giá lúc này đạt gần 170 mã, trong đó có 37 mã tăng kịch trần, bao gồm nhiều mã có vốn hóa lớn như DPM, REE, VPL, KBC, OGC, ITA, SSI… lượng cung các các mã này khá trống trải, thậm chí hoàn toàn trống.

Tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng gần 1.5 điểm, tức khoảng 2% lên 77 điểm. Toàn sàn có đến 200 mã tăng giá, còn lại có 69 mã giảm và 119 mã đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

Khối lượng chuyển nhượng mau chóng vọt lên 41 triệu đơn vị, trị giá 450 tỷ đồng.

KLS tăng kịch trần với dư bán bị vét sạch, một số mã như PVX, BVS, PVG lượng bán ra chủ yếu đặt ở giá trần.

* 10h00: Nhóm cổ phiếu bluechips tại HOSE hầu hết đều tăng giá, bên cạnh đó nhóm cổ phiếu hạng vừa cũng có mức tăng khá mạnh giúp các chỉ số Large Cap và Mid Cap tăng lần lượt 1.38% và 1.08%.

Đáng chú ý khi một số mã như VNM, KBC, DPM, PVF có lực cầu mạnh, trong khi lượng cung thấp giúp giá cổ phiếu tăng hết biên độ.

VN-Index cũng bật tăng khá mạnh với 5.54 điểm, tương ứng 1.28% lên 437.17 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp với hơn 14.67 triệu đơn vị, trị giá gần 271 tỷ đồng.

Toàn sàn lúc này có 120 mã tăng giá, nhưng chỉ có 10 mã cổ phiếu tăng kịch trần. Còn lại có 72 mã giảm giá và 62 mã đứng giá.

HNX-Index tiếp tục duy trì mức tăng 0.56 điểm, tương đương 0.74% lên 75.89 điểm, nhưng khối lượng giao dịch đã lên đến 31.5 triệu đơn vị, trị giá 337.51 tỷ đồng, trong đó, lượng khớp lệnh vẫn tập trung vào các mã như PVX, KLS, VND, PVL, PVA, BVS

* 9h30: HNX-Index giảm nhiệt và duy trì ở sát mức tham chiếu trong gần 30 phút từ 9h00-9h30. Tuy nhiên thanh khoản vẫn tăng trưởng đều đặn lên mức cao với hơn 24 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, trị giá 263.41 tỷ đồng. Trong khi tại HOSE, khối lượng giao dịch vẫn “lẹt đẹt” ở mức 8 triệu cổ phiếu, tương ứng 146 tỷ đồng.

Lực cầu mới lại xuất hiện trên cả hai sàn khi bước sang thời điểm 9h30, VN-Index nhích ần 4.5 điểm, tức 1.04% lên 436.12 điểm. HNX-Index cũng có xu hướng tăng trở lại với mức tăng 0.62 điểm, tức khoảng 0.82% lên 75.95 điểm.

* 9h00: Đà tăng của thị trường tiếp tục được duy trì, tuy nhiên có sự khác biệt đôi chút giữa hai sàn khi VN-Index tăng chủ yếu do lực kéo từ những cổ phiếu có vốn hóa lớn, khi mức tăng của nhóm này là 1.72% trong khi HNX-Index tăng điểm nhờ lực cung cầu của khá nhiều mã cổ phiếu.

Trong khoảng 15 phút đầu của đợt khớp lệnh mở cửa, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn kéo VN-Index có lúc tăng gần 437 điểm, nhưng đà tăng hạ nhiệt dần và lùi về 436.63 điểm lúc 9h00, tương ứng với mức tăng 1.16%. Lực cầu chỉ tập trung vào một số mã nên thanh khoản của HOSE khá thấp, chỉ khoảng 2.8 triệu đơn vị, tương đương 51 tỷ đồng. Toàn sàn có 82 mã tăng giá nhưng mức tăng mạnh đều tập trung vào cổ phiếu chủ chốt như BVH, VNM, VCB, SSI, SAM

Tại Hà Nội, HNX-Index hạ nhiệt dần khi mức tăng chỉ còn 0.64 điểm, tức 0.85% nhưng thanh khoản lại tăng vọt lên gần 11 triệu đơn vị, trị giá 126.15 tỷ đồng. Bảng điện tử có đến 110 mã tăng giá, 40 mã giảm và 237 mã đứng giá hoặc chưa có giao dịch.Tuy nhiên lực bán ra hiện tại ở mức cao, càng cho thấy dụng ý kéo xả của các tổ chức lớn trên thị trường.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 21/06, thị trường tích cực hơn nhờ thông tin CPI tháng 6 của hai thành phố lớn hạ nhiệt, đồng thời cũng thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư về CPI cả nước sẽ tăng ở mức thấp.

Tại HNX, những mã cổ phiếu “cầm trịch” tại sàn này như PVX, KLS, VND là đầu tàu chính kéo HNX-Index và các cổ phiếu khác tăng điểm khá mạnh. Đặc biệt nhất là PVX đã có dấu hiệu khởi sắc từ phiên trước. Bước sang phiên này, PVX tăng mạnh từ đầu phiên với khối lượng khớp lệnh hơn 2 triệu cổ phiếu chỉ trong vòng 10 phút mở cửa, góp phần đưa thanh khoản toàn sàn lên mức cao.

Tại HOSE, những cổ phiếu vốn hóa lớn cũng bắt đầu khởi sắc, tuy nhiên lực cầu ở sàn này có phần dè dặt nên chỉ giúp VN-Index cũng như một số mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng khiêm tốn.

Cụ thể, khép lại đợt khớp lệnh thứ nhất, Vn-Index tăng 1.18 điểm, tức 0.27% lên 432.81 điểm. Thanh khoản chỉ đạt hơn 1 triệu đơn vị, trị giá 18.22 tỷ đồng. Toàn sàn lúc này chỉ có 52 mã tăng giá, 31 mã giảm giá và 27 mã đứng giá.

Các bluechips như BVH, MSN, VNM, VCB, SSI đều chỉ ghi nhân mức tăng yếu ớt và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, HNX-Index tăng đến 1.17 điểm, tức 1.55% lên 76.5 điểm. Khối lượng chuyển nhượng gần 7 triệu cổ phiếu, tương đương 81.82 điểm. Bảng điện tử có gần 100 cổ phiếu tăng giá, 25 mã giảm và còn lại là 266 mã đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, lực kéo thị trường chỉ mang tính “thời vụ” vì có khả năng giảm bất cứ lúc nào khi lượng hàng cũ trong đợt tăng trước được thanh lý hết.

Viết Vinh/ VietStock