itaexpress / Tin ITA / Việt Nam trong mắt tôi / Hướng về quê hương

Hướng về quê hương

Ngọt mát sơn tra ngâm đường

Sơn tra hay còn gọi với tên dân dã là táo mèo. Cây sơn tra từ lâu đã được người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc trồng và sử dụng quả trong đời sống hàng ngày với công dụng chữa một số bệnh như: ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, bệnh lị, bệnh viêm ruột...

Những tiếng rao

Người ta ưa than phiền vì phải hứng chịu quá nhiều âm thanh hỗn độn trong cuộc sống thường ngày. Nhưng nếu biết lắng nghe, ta sẽ phát hiện ra mỗi âm thanh đều mang ý nghĩa.

Danh tướng Yết Kiêu và những điều ít người biết

Yết Kiêu với tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” đã lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân.

Sài Gòn cơm trắng...

Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy, sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những người lao động mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga.

Nhà là nơi ta luôn muốn quay về

Tự nhiên bà chị của mình gọi điện hỏi thăm: "Mặt em nay sao rồi? Hết mụn chưa? Cái thuốc chị cho em, nhớ bôi đều đặn. Đừng thức khuya nữa nhé! Con gái chưa chồng phải biết giữ gìn nhan sắc. Chị mà như em thì cứ là đẹp như tiên". Thiệt cảm động hết muốn ăn cơm.

Ốc Cồn Cỏ

Thực ra đó chỉ là tên gọi do những tay mơ như tôi tự đặt cho những loài ốc có hình thù kỳ lạ và mùi vị không lẫn vào đâu như ốc mặt trăng, ốc hổ, ốc nón... sống ở khu vực quanh đảo Cồn Cỏ. Dẫu biết không chỉ ở Cồn Cỏ mới có các loài này, nhưng nếu bạn ra huyện đảo của tỉnh Quảng Trị, tự đi bắt và chế biến thì những món ốc này tạo cảm giác thi vị hơn nhiều.

Cù lao Giêng quê tôi

Tôi sinh ra nơi vùng đất cù lao nước nổi - Cù Lao Giêng - nằm trên sông Tiền giáp với An Giang và Đồng Tháp. Trong cái kí ức mờ mờ ảo ảo của những ngày tết về thăm ngoại của tuổi thơ, Cù Lao Giêng không lớn lắm, ở đó có ngôi nhà sàn của ngoại tôi.

Bến sông và cây trái

Đó là thời điểm nào? Hình như là trước cả khi lần đầu “bị” thao thức về một mái tóc dài, tôi đã nghĩ đến ngôi nhà cho mình. Bài học thuộc lòng từ ngày mới cắp sách chẳng đã nói: Con chim có tổ/Như ta có nhà là gì!

Lễ là tảo mộ…

Văn hóa của ta chọn mùa xuân để làm đẹp, làm sạch mồ mả: thanh minh trong tiết tháng Ba... Mà ngày thanh minh cũng không phải là ngày buồn hay chỉ là ngày tưởng nhớ quá khứ. Đó là một ngày vui, vì tảo mộ xong là lễ hội, tài tử giai nhân dập dìu đi giữa màu xanh của đất trời để giao duyên, giao ước, giao tơ hồng.

Hương ngày Tết theo tôi tới tận bây giờ

Tôi hay theo ông đi đụng thịt lợn, lúc về là một rá thịt: gan một ít, lòng một ít, thịt mỗi chỗ một ít, lại còn chai tiết nữa chứ. Chao ôi sao mà nhớ... (Đào Khánh Hội, Hàn Quốc)

Các tin đã đưa ngày   Xem