Tâm lý nhà đầu tư lạc quan nhất 5 năm, cổ phiếu là lựa chọn số 1
Trước thềm hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ), 59% số người được hỏi ý kiến tuần trước nhận định triển vọng kinh tế đang cải thiện, cao hơn mức 33% ghi nhận trong cuộc điều tra hồi tháng 11/2013 và là mức cao nhất kể từ cuộc điều tra được bắt đầu thực hiện hồi tháng 7/2009.
Một điều tra toàn cầu mới nhất của Bloomberg cho thấy các nhà đầu tư quốc tế đang có tâm lý lạc quan nhất về kinh tế thế giới trong vòng gần 5 năm.
Trong số 66% số người có nhận định tích cực hơn so với cách đây 1 năm, gần 2/3 số người cho rằng lý do chính đằng sau tâm lý lạc quan của họ là sự mạnh lên của các nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Và tuy chứng khoán đã tăng mạnh trong năm 2013, với chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng khoảng 24%, nhưng hơn một nửa số người trả lời vẫn cho rằng cổ phiếu sẽ là loại tài sản được họ lựa chọn đầu tư trong năm 2014 do đã bớt lo ngại về bong bóng tài sản.
Sự thay đổi về tâm lý này khiến cổ phiếu sẽ được ưa chuộng hơn trái phiếu, với 53% số người được điều tra nói rằng cổ phiếu sẽ sinh lợi nhiều nhất trong năm 2014 - tỷ lệ dự đoán như vậy cao nhất kể từ tháng 5/2013. Chỉ 3% số người chọn trái phiếu và 39% số người cho rằng trái phiếu sẽ sinh lợi kém nhất. Bất động sản là loại tài sản được ưa chuộng nhiều thứ hai, với 16% số người ủng hộ.
Cuộc điều tra này cho thấy tâm lý đối với các nền kinh tế phát triển đã thay đổi, 5 năm sau khi những nước này bị xáo trộn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Giờ đây, các thị trường mới nổi mới lại gây ra lo ngại.
Trong cuộc điều tra, 72% số người nói rằng kinh tế Mỹ đang cải thiện, cao hơn so với mức 53% ghi nhận cách đây 1 năm. 49% số người nói rằng khối Euro đang cải thiện, cao hơn gấp 3 lần so với cuộc điều tra thực hiện vào tháng 1/2013 và là tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 9/2011. 48% số người nhận định kinh tế Nhật Bản đang mạnh lên.
Ngược lại, chỉ 13% số người cho rằng kinh tế Trung Quốc đang cải thiện, 36% nói rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang xấu đi, nhưng gần 50% số người nói rằng nền kinh tế này đang cải thiện. Đối với Brazil, 445 số người nói nền kinh tế này đang suy yếu.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc là lo ngại lớn nhất của giới đầu tư, với 1/3 số người được điều tra nói rằng đây là rủi ro chính của thế giới, cao hơn so với mức 26% số người nhận định như vậy trong cuộc điều tra hồi tháng 11/2013.
Bế tắc chính trị trong cuộc tranh cãi về ngân sách tại Mỹ giờ chỉ còn 8% số người nhận định là mối rủi ro chính.
Cuộc điều tra cũng cho thấy dòng tiền có thể sẽ chảy theo tốc độ tăng trưởng, với 46% số người cho rằng Mỹ sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2014, trong khi 40% số người cho rằng đó là Châu Âu.
33% số người cho rằng Brazil có thể mang lại ít cơ hội nhất, trong khi 29% cho rằng đó là Trung Quốc và 27% cho rằng đó là Nga.
Điều tra cho thấy 40% số người được hỏi nhận định chứng khoán đang trong tình trạng bong bóng trong khi 42% cho rằng đang tiến tới tình trạng bong bóng, giảm so với mức lần lượt là 20% và 45% trong cuộc điều tra của tháng 11.
Theo Trung Nghĩa
NDH
Tin đã đăng
- Miếng ghép còn thiếu của tăng trưởng
- 18 nhà đầu tư ra giá mua tạp chí Forbes
- Mỹ cũng phải học các nền kinh tế mới nổi
- Làm nông không cần đất
- FED bắt đầu giảm gói kích thích kinh tế
- Thỏa thuận WTO tại Bali, indonesia: Có thể giúp các nước nghèo?
- Thủ tướng Thái Lan “vượt ải” bất tín nhiệm
- Việt Nam, “bài học kinh tế cho Myanmar”
- Mỹ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, chính phủ hoạt động trở lại
- Tăng bội chi ngân sách năm 2014 lên 5,3% để tăng trưởng GDP đạt 5,5%