itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Một trong mười người ‘buộc phải hối lộ’

Một trong mười người ‘buộc phải hối lộ’

Người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề

nhất bởi vấn nạn tham nhũng

Một cuộc điều tra toàn cầu cho thấy, hơn một trong số mười người trên thế giới đã hối lộ trong vòng 12 tháng qua.

Báo cáo của cơ quan chống tham nhũng, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, cho biết thêm rằng những người nghèo trên thế giới chịu hậu quả nặng nề nhất bởi vấn nạn hối lộ.

Cảnh sát và ngành tư pháp là những người vi phạm nhiều nhất, vì một phần tư những người tiếp xúc với cảnh sát phải lót tay lực lượng này.

Một nửa số người được hỏi tin rằng tình hình tham nhũng đang ngày càng tăng cao, và 70% cho rằng các đảng phái chính trị tham nhũng nhiều nhất.

Cobus de Swardt , Giám đốc điều hành tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói: "Cảnh sát và ngành tư pháp ở nhiều nước trên thế giới là một phần của vòng xoáy tham nhũng khi đề nghị người dân lót tay”.

Trong khi trên bình diện thế giới, cảnh sát bị chỉ trích nhiều, thì người châu Âu có xu hướng hối lộ trong ngành dịch vụ y tế.

Hối lộ tăng

Có quan điểm cho rằng người giàu thường hối lộ nhằm giành ảnh hưởng và bôi trơn các mối quan hệ trong giới cầm quyền, nhưng thực tế phần lớn người nghèo lại hối lộ để có được những dịch vụ công cộng cơ bản.

Tình trạng tham nhũng tại các nước trên thế giới cũng khác nhau.

Những nước có tỷ lệ hối lộ cao 

  • Cameroon – 79%
  • Cambodia – 72%
  • Albania – 71%
  • Kosovo – 67%
  • Macedonia – 44%
  • Pakistan – 44%
  • Nigeria - 40%
  • Senegal – 38%
  • Romania – 33%
  • Philipine – 32%

Tổ chức minh bạch Quốc tế

Tại châu Phi, 42% người dân hối lộ để tiếp cận với một loại hình dịch vụ nào đó, dù nếu so với số liệu năm 2006 là 47%, thì tỷ lệ trên đã giảm.

Tại một số nước khác, tình trạng hối lộ cũng gia tăng. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, con số người dân hối lộ là 22% năm 2007, tăng từ mức 15% năm 2006.

Con số đông và nam Âu là 12%, tăng từ mức 8%.

Trong khi châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ nạn tham nhũng, thì người dân Ghana và Nigeria tỏ ra lạc quan về các nỗ lực chống tham nhũng từ chính phủ.

Nhưng một nửa số người được hỏi ý kiến nghĩ rằng các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả.

Hơn 63 nghìn người tại 60 nước và vùng lãnh thổ đã tham gia cuộc điều tra từ tháng Sáu tới tháng Chín năm 2007.

Theo BBC