itaexpress / Tin ITA / Việt Nam trong mắt tôi / Góc nhìn du khách / Tây ba-lô nhìn chuyện du lịch Việt Nam

Tây ba-lô nhìn chuyện du lịch Việt Nam

Phong cảnh nông thôn Việt Nam được

cho là lạ đối với du khách nước ngoài

Sau khi du lịch xuyên Việt Nam khoảng một tháng, Anna Skodvedt-Sundling chỉ mong tới lúc chuyến đi kết thúc.

Cô gái 26 tuổi người Thụy Điển này nằm trong số những khách du lịch độc lập đang gia tăng tới Việt Nam trong lộ trình du lịch Đông Nam Á của họ, mà không phải lúc nào cũng kết thúc như mong đợi.

Du khách là nạn nhân

Skodvedt-Sundling nói : “Tôi thật thất vọng với Việt Nam. Mọi thứ đã trở nên nhàm chán. Tôi chỉ muốn sang Lào.”

“Mỗi ngày tôi phải tranh cãi ít nhất ba lần với những người cố tìm cách lừa gạt tôi kiếm chác thêm. Thái Lan thân thiện và tiện lợi hơn rất nhiều.”

Skodvedt-Sundling không phải là người duy nhất phàn nàn về ngành công nghệ không bảo vệ những người du lịch, khiến họ bị mất tiền vô lý hoặc trở thành nạn nhân của kẻ cắp, những tour du lịch không đáng tin cậy và những kẻ lừa gạt ngoài đường.

Anh Ben Harper, một hành khách từ Anh cho biết: “Khi bị móc túi ở Sài Gòn, cảnh sát bảo tôi tới gặp cảnh sát du lịch. Nhưng họ không biết tiếng Anh nên tôi lại phải quay lại đồn cảnh sát một lần nữa.”

“Khi tôi tới đó, người ta bảo đã quá muộn và đuổi tôi về. Họ nhìn vụ việc như một chuyện thật buồn cười.”

Harper nói anh đã nghe nhiều câu chuyện tương tự từ các lữ hành khác ngược xuôi trên tuyến đường Hồ Chí Minh-Hà Nội. Harper nói: “Thực sự là nó làm tôi khó chịu suốt cả chuyến đi. Tôi cảm thấy mình như cái ví tiền di động ở đây,”

“Lần sau tôi sẽ ở Lào hoặc Campuchia lâu hơn, và sẽ bỏ qua Việt Nam một lần nữa."

Nhiều vấn đề khác

Lượng khách du lịch tới Việt Nam đã giảm dần trong thập niên trước. Khách du lịch Tây balô đặc biệt bị thu hút bởi những hứa hẹn bãi biển đẹp và những thành phố từng là trung tâm của kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp có một không hai. Nhưng càng nhiều khách du lịch tới, càng xảy ra nhiều vấn đề.

Kim chỉ nam của khách du lịch, cuốn Lonely Planet, cảnh báo về các trò lừa bịp khách sạn làm khi họ đổi biển hiệu để vờ làm những nơi được giới thiệu như trong sách. Giá thuê phòng và dịch vụ tăng gấp năm lần bình thường và những vị khách không ý thức đã phải trả cái giá phù phiếm này.

Tom Foxley, một người làm nghiên cứu về thị trường du lịch cho Euromoniter cho biết: “Du lịch là một ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao. Bạn cần xây dựng thương hiệu và tôi có thể thấy Việt Nam chưa làm được điều này cho tương lai,”

“Lời truyền miệng vẫn là hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất. Nếu như bạn của bạn than vãn rằng anh ta gặp vấn đề ở một nơi nào đó, thì bạn sẽ tin lời anh ta.”

Với tài nguyên hạn chế, công việc củng cố các tiêu chuẩn và bảo vệ khách du lịch khỏi bị ngược đãi rất khó thực hiện. Gánh nặng nghèo khó tại vùng sâu vùng xa và động lực phát triển, nhiều lúc không được bền vững, càng làm cho vấn đề chồng chất hơn.

Foxley thêm vào: “Bạn nghe rất nhiều lời phàn nàn về những nơi như Sapa. Nhưng bạn nên nhớ rằng những người đó nghèo xác nghèo xơ. Thật khó có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn khi họ không có cái gì,”

Triển vọng

Hiện tại, du lịch Việt Nam có triển vọng tốt. Tỉ lệ tăng trưởng 7.5% chỉ kém Trung Quốc tại Châu Á. Chỉ trong tháng Chín, Việt Nam đã đón nhận tới 350 ngàn khách du lịch và chín tháng đầu năm đem lại 3.2 triệu khách, tăng 18% so với năm ngoái.

Khách đi theo các tour sang trọng được
chăm sóc tốt hơn du lịch balô

Ngành công nghiệp này cũng dự kiến có tỉ lệ tăng trưởng cao thứ sáu trên thế giới từ năm 2007 tới năm 2016. Nhưng manh nha của các vấn đề còn ở phía trước nếu sự giám sát lỏng lẻo ở khu vực này vẫn tiếp tục. Chỉ có 30% những khách du lịch được khảo sát cho biết họ sẽ quay trở lại Việt Nam. Đây là một số liệu thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ trong vùng.

Một bài báo trên tờ New York Times số ra tháng Chín 2007 về phố cổ Hội An đề cập tới một người làm qui hoạch đô thị coi thường Tây balô, cho họ là tiết kiệm hơn cả người Việt trong việc chi tiêu, vì vậy không có ích lợi gì cho người dân địa phương.

Bạn hãy tìm hiểu từ một ai đó về thuật ngữ Đồ Lợn Tây balô (Backpacker Pig).

Thị trường Tây balô đã được chọn bởi các nước có nền du lịch trưởng thành là yếu tố tăng trưởng kinh tế chủ yếu và cần thiết cho tăng trưởng du lịch lành mạnh.

Trong một ví dụ phân tích của đại học Portsmouth, du lịch quốc tế thường được nhận định bởi các nhà kế hoạch chính phủ các nước kém phát triển hơn như một cỗ máy phát triển du lịch quốc tế, nhưng trọng tâm thì vẫn là du lịch số lượng lớn theo tour trong khi Tây balô thường bị bỏ rơi.

Trong ví dụ phân tích của đại học Lombok, Inđônêxia, sự khuyến khích hình thức du lịch Tây balô lại có thể sẽ giảm nhẹ sự quá giới hạn của du lịch số đông.

Theo BBC