itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Kịch bản nào cho nền dân chủ?

Chính trường Thái Lan: Kịch bản nào cho nền dân chủ?

Ông Thaksin

Bị tố cáo là tham nhũng và lạm dụng quyền lực, thủ tướng Thái lan Thaksin Sinawatra đã bị phế truất bằng một cuộc đảo chính không tiếng súng và không đổ máu.

Sau cuộc đảo chính liệu chính trường Thái lan có thay đổi và thay đổi theo chiều hướng như thế nào, liệu có như mong đợi của 75% người Thái?

Tình hình chính trị tại Thái lan sau vụ đảo chính

Tối ngày 18/9/2006, một cuộc đảo chính đã diễn ra một cách êm ả tại thủ đô Bangkok Thái lan dưới sự lãnh đạo của Tướng Sonthi Boonyaratglin trong khi ông Thaksin đang họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Newyork. Đối với người Thái, điều này không mấy gây bất ngờ. Tình hình chính trị bất ổn, những cuộc biểu tình phản đối thủ tướng Thaksin, sự trỗi dậy của người Hồi giáo tại miền Nam Thái lan cũng như những gì mà đảng ông này đã gây phật ý cho Đức vua và quân đội của nước này như việc cố gắng gây sự chú ý của những quan khách trước khi họ đến buổi kỉ niệm 60 năm trị vì đất nước của đức vua và việc buộc tội tướng Prem Tinsunlaronda muốn lật đổ chính quyền của thủ tướng trong khi ông này tuyên bố “lòng trung thành đầu tiên của những người lính là dành cho đức vua của họ” cũng như quyền lực mạnh nhất thuộc về lực lượng trong vòng 74 năm đã tiến hành không dưới 23 cuộc đảo chính - lực lượng quân đội, khiến cho người Thái mường tượng đến một kết quả tất yếu để có thể “tháo ngòi”cho những căng thẳng đó. Và đấy cũng là lí do của 82% người Thái ủng hộ cuộc đảo chính. Đức vua - đức phật sống của người Thái yêu hoà bình và trọng danh dự - đã dùng sự im lặng để biểu thị sự đồng tình của mình đối với quyết định của quân đội. Sau khi cuộc đảo chính thành công, nhóm đảo chính đã tuyên bố sẽ không nắm quyền lâu và sẽ trao trả quyền lực và quyết định cho dân chúng.

Hiện nay, Surayud Chulanont, thành viên hội đồng cơ mật, trước đây là tư lệnh tối cao của lực lựợng vũ trang được chọn là thủ tướng của chính quyền lâm thời.

Ông Thaksin đã rất bình tĩnh khi nghe tin và ông dường như chấp nhận số phận khi nói rằng “ tôi tự nguyện lầm việc cho đất nước nhưng nếu họ không muốn, tôi sẽ không làm nữa”. Nhưng giới nghiên cứu thì cho rằng “đấy không phải là người dễ bị thua”. Ngay sau đó vài ngày, ông đã kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử mới một câch dân chủ để người dân có thể lựa chọn ra người lãnh đạo xứng đáng của mình. Hiện nay, ông đang sống lưu vong tại Mỹ. Gia đình ông đã liên tục bị bủa vây với các vụ án tại toà, các quyết định đòi truy thu thuế 3 trăm triệu đôla. Ngày 30 tháng 5 tới, Toà án Hiến pháp sẽ ra phán quyết về cáo buộc gian lận phiếu chống lại đảng Thai rak Thai của ông Thaksin và đảng Dân chủ đối lập. Nếu bị kết tội hai đảng trên sẽ bị giải tán và ban lãnh đạo các đảng sẽ bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm.

Tình hình kinh tế, chính trị ngày càng xuống cấp trầm trọng làm cho người ta nghĩ đến một điều rất xấu sẽ xẩy ra cho Thái lan: công cuộc tìm kiếm dân chủ cho người Thái còn rất lâu dài. Chỉ số niềm tin khách hàng đã giảm đi một cách đáng lo ngại xuống còn 78,2 điểm, mức thấp nhất kể từ năm 2002. Niềm tin vào nền kinh tế cũng giảm xuống còn 72,8 điểm. Du lịch – ngành chủ chốt của nền kinh tế nước này - thiệt hại nặng nề vì lượng người nước ngoài nghỉ ngơi và mua sắm tại “thiên đường mua sắm” này đã không còn nhiều như trước đây nữa. Đồng Baht tăng vọt, nhất là so với đồng USD; theo kết quả xếp hạng, năm 2006 trong 61 nền kinh tế thế giới, sức cạnh tranh của nền kinh tế Thái lan đã giảm 5 bậc, từ vị trí 27 xuống 32… Có những kết quả như vậy là vị chính quyền lâm thời vừa qua đã tiến hành những chính sách kinh tế kém hiệu quả như chủ trương sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài, áp đặt những hạn chế mới về đầu tư, theo đó buộc các nhà đầu tư nước ngoài có cổ phần lớn tại Thái lan phải nhanh chóng tìm thêm đối tác mới để chia sẻ cổ phần đang nắm giữ tại các công ti Thái trong vòng một năm, giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phần tại các công ty Thái xuống thấp hơn 50%. Điều này làm giảm lòng tin của giới đầu tư vào Thái lan và đồng Baht giảm 0,8% làm minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Dự thảo hiến pháp năm 2007 bị chỉ trích gay gắt và rộng rãi vì những điều khoản không minh bạch. hiến pháp quy định bổ nhiệm Thượng viện thay vì bầu chọn như trước đây và hạn chế số người ra tranh cử tổng thống. Nó tạo điều kiện tăng quyền cho quân đội, toà án và các cơ quan công quyền, tăng chi phí, tăng lương cho chính quyền quân sự trong khi cắt giảm chi phí cho phúc lợi xã hội và giảm bớt vai trò của các đảng phải chính trị. Dự thảo hiến pháp này còn hợp thức hoá cuộc đảo chính quân đội tháng 9/2006 và cho phép những lãnh đạo cuộc đảo chính này sẽ có mặt trong quốc hội dưới vai trò tham mưu. Phương Tây thì cho rằng dự thảo này là “một bước lùi về dân chủ” của Thái lan. Cuộc bầu cử nhằm lập ra một chính phủ dân chủ mới cho người dân thái dự kiến sẽ được diễn ra vào tháng 12 tới đây chỉ khi dự thảo hiến pháp nhận được sự ủng hộ của đa số ngươi dân.

Lực lượng hồi giáo miền Nam Thái lan vẫn tổ chức các cuộc bạo động đánh bom liên tục, cướp đi hang trăm nghìn mạng người dân vô tội.

Kênh truyền hình PTV ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin thông báo là tiếp tục tổ chức biểu tình chống chính phủ trong chiều 8-4 tại quảng trường Sanam Luang .

Những biểu hiện kinh tế chính trị như vậy cho thấy, chính quyền quân sự lâm thời thực sự đã nhiếm thói “nghiện” quyền lực nhưng lại bất lực trước diễn biến tình hình đang ngày càng phức tạp.
Kịch bản nào cho nền dân chủ Thái Lan

Có một điều đằng sau những gì đang diễn ra người ta vẫn thường nhắc đến là liệu trong tháng 12 này người Thái có thành công trong việc chọn ra cho mình một đảng dân chủ xứng đáng? Điều đó có vẻ khó khăn khi có nhiều nhận định cho rằng khả năng một cuộc đảo chính mới diễn ra hoặc ít nhất là bạo loạn chính trị gây nên bởi những ai chống lại chính phủ lâm thời trước khi tổng tuyển cử sẽ rất cao. Nhưng cũng có thể thấy rằng một cuộc đảo chính mới dưới sự lãnh đạo của ông Thaksin với sự giúp đỡ của Mỹ cùng những lời hứa sửa chữa và cải cách là hợp lý nhất và tốt nhất

Người dân Thái đang nằm trong tình trạng khó khăn, tiến thoái lưỡng nan. Nếu như họ không đồng ý thông qua Hiến pháp này thì chính quyền lâm thời sẽ chính thức cầm quyền, sẽ chọn một trong những hiến pháp cũ để sửa đổi và chắc chắn họ sẽ sửa đổi theo chiều hướng như bản dự thảo hiến pháp vừa qua. Tức là có lợi cho chính họ. Và họ cũng khó có thể giải quyết được những vấn đề khúc mắc với những người chống lại họ. Cuộc khủng hoảng chính trị sẽ càng leo thang. Nhưng nếu chấp nhận bản Hiến pháp thì chắc chắn là không thể được vì nó không đảm bảo lợi ích của nhân dân và tiến trình dân chủ mà nước này đang theo đuổi. Người dân Thái lan chứ không ai khác nhận thức rõ điều này. Như vậy người Thái sẽ không chọn một trong hai cách này vì cả hai cách đều khiến họ phải đấu tranh lâu dài để có cái mà chính quyền lâm thời sau khi đảo chính thành công đã hứa mang đến cho họ: nền dân chủ lâu dài

Hơn nữa trong nội bộ chính quyền đã nảy sinh những vấn đề làm suy yếu sức mạnh. Đó là những bất đồng trong một số phong trào dân chủ trong nước giữa chính phủ và Hội đồng an ninh Quốc gia (CNS) – là sự suy yếu từ nội lực - mối nguy cơ lớn nhất cho sự sụp đổ của một chính quyền không được lòng dân. Thêm vào đó giới truyền thông và âm mưu của các thế lực chống chính phủ đang có chủ ý tạo điều kiện cho cuộc đảo chính mới.

Theo những tin tức gần đây, ông Thaksin vẫn đang cố gắng quay về chính trường và rằng, một phóng viên Thái nhận định, người Thái vẫn đang ủng hộ ông, chiếm hơn 70% người dân và chủ yếu là nông dân.Trong xã hội của đất nước chùa chiền và phật giáo, người ta dường như vẫn truyền miệng nhau câu chuyện cho dân vay tiền của cựu tổng thống. Một người dân đến vay tiền ông để làm kinh tế, không như những nhân viên ngân hàng hay thậm chí chưa thấy tại một đất nước nào, ông Thaksin đã không ngần ngại rút tiền ra và đề nghị viết biên bản cho vay sau. Có thể câu chuyện này chỉ có thể nói lên rằng ông Thaksin quan tâm đến lợi ích thiết thân của người dân hơn hết và hiểu được tâm lý của những người dân nghèo mong muốn có đồng vốn làm ăn, để thoát khỏi cảnh túng bấn nhưng không ai có thể phủ nhận được chính sách kinh tế rất ưu đãi, rộng rãi, thể hiện sự khôn ngoan của một nhà tỉ phú giàu kinh nghiệm trong thương trường cũng như trong chính trường. Cũng có nhận định cho rằng ông không từ bỏ chính trường nhưng theo đuổi một mục đích khác hơn là việc tranh cử tổng thống nhưng những gì ông làm vừa qua lại hàm ý một cái gì to tát hơn thế, tham vọng hơn thế. Hồi đầu năm, ông Thaksin đã thuê công ty Edelman PR, một công ti vận động hành lang để tiến hành chiến dịch trở về thái của mình. Cố vấn của công y này, ông Adelman đã viết một bài báo trên Wasington Times, số ngày 27 tháng 4, xem Thái Lan là một trong những trục ma quỷ của vi phạm bản quyền, rằng chính quyền quân sự ở Thái đang tìm cách ăn cắp sáng chế bản quyền của Mỹ, và sau đó là chỉ trích những chính sách kinh tế. Ông Adelman vốn dĩ cũng là giám đốc điều hành của hội sáng tạo Hoa Kỳ. Ngay trên trang chủ của hội đấy cũng kêu gọi những người truy cập tác động ông Bush để có “hành động” đối với chính quyền quân sự Thái lan. Không dừng lại đó, ông Thaksin còn thuê hang luật danh tiếng Baker Botts LPP của Mỹ để vận động tại Wasington cho việc trở lại Thái của mình. Hơn nữa, chính quyền Bush cũng có những lợi ích to lớn trong việc ủng hộ sự trở lại chính trường thái với cương vị một thủ tướng của ông Thaksin. Thứ nhất, Thái lan là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, Mỹ không thể làm ngơ trước khủng hoảng chính trị này mà không có những biện pháp hỗ trợ. Thứ hai nếu để chính quyền lâm thời tiếp tục nắm quyền thì họ sẽ lái đất nước theo chiều hướng không dân chủ như Mỹ mong muốn và dần dần thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ. Cũng có thể điều đó gây nên một cuôc khủng hoảng chính trị khiến cho những thành phần cực đoan hồi giáo có điều kiện phát triển rộng ra khắp đất nước và khu vực dẫn đến sự hỗn loạn, bạo lực, khủng bố gia tăng. Trong khi đó khu vực Đông Nam Á đặc biệt quan trọng đối với siêu cường này đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và phát huy ảnh hưởng của mình cũng như tạo đối trọng với Trung quốc- một cường quốc đang lên, mối đe doạ hang đầu của Mỹ. Nếu Mỹ ủng hộ Đảng Dân chủ thì sẽ không nhận được sự ủng hộ của đa số người dân. Ông Thaksin khi còn đương quyền được xem là có chính sách thân Mỹ. Và Wasington sẽ phải tính đến một sự đầu tư có hiệu quả cho một chính quyền sẽ cam kết theo đuổi một nền dân chủ kiểu Mỹ.

Ảnh hưởng của Đức vua là rất lớn đối với người dân. Nhưng trong trường hợp này, cũng với cái cách khôn ngoan mà ông đã làm trong máy chục năm để “thu phục con tim và khối óc của người dân”, ông sẽ im lặng và đồng tình với những quyết định của dân. Bởi ông biết đấy là cách tốt nhất đáp ứng được nguyện vọng của hầu hết nhân dân và chỉ có thế, ông mới có thể tiếp tục công việc và duy trì ảnh hưởng của mình trong nhân dân.

Tuy nhiên, một việc mà ông Thaksin sẽ phải nghĩ đến là sau khi được tái đắc cử, ông sẽ phải sửa chữa và điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đồng thời sẽ phải tiến hành chính sách ôn hoà hơn là việc tự tạo ra những bất đồng, mâu thuẫn cho ông, dành nhiều ghế trong Quốc Hội cho những quan chức cao cấp quân đội vì ông còn cần họ trong việc dẹp yên những phần tử hồi giáo phía Nam đất nước và cho những người của Đảng đối lập với ông, mang đến cho họ nhiều lợi ích như một cách để hoà giải dân tộc.

Các đảng đối lập sẽ biết được sẽ phải làm như thế nào để chiến thắng chính quyền lâm thời do quân đội lập nên. Chính quyền lâm thời hiện tại thật không khôn ngoan trong việc lôi kéo đồng minh, thu hút ủng hộ cho chính họ. Đó là cái mà những nhà lãnh đạo Trung quốc thấm thía hơn ai hết: “đắc nhân tâm”. Chính bản hiến pháp dự thảo đã cảnh báo cho những người của đảng đối lập rằng họ sẽ bị hạn chế quyền lực nhiều hơn dưới chính quyền quân đội. Do đó họ cũng sẽ phải biết là một thoả hiệp với đảng Thai Rak Thai, chống chính quyền và sau đó sẽ gặp lại đảng này trong một cuộc đua chính trị mới sẽ tốt hơn là việc bị giải tán và chống đối lại đảng Thai rak Thai.

Như vậy có thể thấy, từ nhân dân, từ người có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nhân dân là đức vua , từ những lợi ích của Đảng đối lập, từ những nỗ lực, tham vọng của mình và từ chính sự suy yếu, suy giảm lòng tin từ phía đông đảo tầng lớp xã hội, ông Thaksin có quyền hi vọng một tương lai tốt đẹp hơn ở nơi mà những lỗi lầm của ông được sửa chữa, nơi mà con người tìm thấy một sự vị tha cao cả giữa những con người với nhau.

Dù có phán đoán như thế nào đi chăng nữa, dù có cố gắng vẽ ra bao nhiêu bức tranh đi chăng nữa và dù có cố gắng để mường tượng về một tương lai tốt đẹp như thế nào đi chăng nữa thì số phận của đất nước Thái lan tươi đẹp và dân tộc Thái Lan yêu chuộng hoà bình cũng chỉ có thể được giải đáp bởi thời gian và được đo lường bởi nỗ lực của chính người Thái. Người Thái sẽ biết phải làm gì trong cái thế giới đầy bất ổn này để kiếm tìm cho mình hoà bình và dân chủ như họ đang theo đuồi. Và để làm được điều đấy, thì không thể là trong một ngày hai ngày hay một năm hai năm, và không thể làm nên bởi một người, một nhóm người.

Bé Ngọc