itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Mật ong trị bệnh và cai thuốc lá hiệu quả

Mật ong trị bệnh và cai thuốc lá hiệu quả

Nhờ thứ chất lỏng màu hổ phách ngọt ngào này, người xanh xao thành hồng hào, người ốm phục hồi sức lực, người lớn dễ đi vào giấc ngủ, trẻ nhỏ hết tưa lưỡi... Là một chất dinh dưỡng, một vị thuốc tuyệt hảo, nhưng mật ong vẫn có thể trở thành chất độc nếu không biết bảo quản, sử dụng đúng cách.

Qua thực tế nhiều năm dùng nọc ong mật với liều vi lượng để chữa bệnh, các thầy thuốc nhận thấy nọc ong có tác dụng tốt cai nghiện thuốc lá. Thủ phạm gây nghiện trong thuốc lá là chất nicotin. Mỗi khi được hít vào phổi, nicotin thâm nhập vào máu đưa lên não bộ rồi nằm gọn trong tuyến yên, làm tăng sự thèm muốn hút thuốc. Không có nó, người ta cảm thấy nhạt mồm, buồn bực, khó chịu trong người, khi hút vào thấy tinh thần sảng khoái, yêu đời. Chính vì thế, nhiều người nghiện thuốc lá không muốn bỏ. Khi thấy sức khoẻ sa sút hay mắc bệnh, họ mới thấy bỏ thuốc lá là cần thiết. Người thì tự bỏ, người thì dùng kẹo bimin. Cũng có thể dùng ong theo cách sau:

Những người mới nghiện thuốc lá: Uống hỗn hợp mật ong pha với chanh hoặc quất và nước lọc, tỷ lệ: 1 thìa cà phê mật ong + 1/2 quả quất hoặc chanh + 5 thìa nước đun sôi để nguội. Uống trước khi bạn thấy thèm hút 1 điếu thuốc lá với số lượng 5-10 cốc/ngày. Mật ong sau khi uống sẽ vào máu, lên não, giải các độc tố nicotin trong não người nghiện. Lưỡi sẽ quen dần với chất ngọt ngon của mật ong thay vì chất khét đắng của thuốc lá. Sau 10-15 ngày uống hỗn hợp trên, bạn sẽ giảm dần lượng thuốc lá hút cho đến khi bỏ hoàn toàn (lưu ý: không dùng liệu pháp này cho người bệnh tiểu đường).
Những người nghiện thuốc lá nặng hàng chục năm: Ngoài cách uống hỗn hợp mật ong, cần cho ong đốt 3-5 con/ngày vào các huyệt bách hội, thiên đột, phế du. Nọc ong sẽ khử chất nicotin trong não người nghiện thuốc lá và sau 10-15 ngày.

Sau đây là vài cách dùng mật ong để trị bệnh trong bài viết của Bác sĩ Trần Ðình Hoàng trong bài viết của ông cho báo Y Tế Nguyệt san tháng 6 năm 2001.

Ðể dịu cơn đau cổ họng: quậy nước nóng với mật ong và nữa trái chanh rồi uống.

Nếu cảm thấy mệt mỏi và yếu sức, thì thử uống một muỗng mật ong để có năng lượng do các đường fructose và glucose dễ dàng hấp thụ vào máu.

Mật ong hỗ trợ sức khỏe tổng quát và làm khỏe người. Hàng ngày có thể dùng mật ong bằng cách thêm vào thức uống, trét vào bánh hay ăn không.

Mỗi buổi sáng uống một ly nước nóng pha mật ong và chanh sẽ làm sạch cơ thể và giúp cơ thể mạnh thêm.

Trước khi đi tập thể dục thể thao, dùng một muỗng mật ong để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ho và cảm: Mật ong được sử dụng rộng rãi như một liều thuốc cho các chứng cảm, ho, đau cổ họng. Về đau cổ họng, dùng mật ong một mình hay súc họng bằng hỗn hợp chứa 2 muỗng mật ong, 4 muỗng giấm cider và một ít muối. Về ho và cảm, uống nước nóng pha với chanh và mật ong sẽ làm dịu các triệu chứng. Thêm một ít dầu eucalyptus hay gừng sẽ bớt nghẹt mũi và dễ ngủ.

Ðứt da và trầy da: mật ong có tính sát trùng có thể giúp giữ sạch vết đứt, vết trầy da khỏi bị nhiễm trùng.

Một loại mật ong ở New Zealand được tìm thấy có tính chất sát trùng nhiều hơn các loại mật ong khác, đó là mật ong Manuka. Ngoài việc được dùng để trị bệnh nhiễm trùng ngoài da, loét, bỏng, mật ong này còn đang được nghiên cứu cho trị liệu loét bao tử.

Trị bệnh tiêu hóa: Người La Mã là người đầu tiên sử dụng mật o­ng làm thuốc nhuận trường nhẹ. Ðiều ngạc nhiên là mật ong còn dùng để chữa bệnh tiêu chảy. Người ta cho rằng mật ong giúp cơ thể tiêu diệt vài loại vi trùng trong ruột.

Ðức Chúa Trời đã tỏ rõ tình thương của Ngài đối với con người trong mọi sự. Ngay cả một tạo vật nhỏ như con ong cũng góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo vệ cho sức khỏe con người.

Lưu ý: Cách bảo quản mật ong

Do mật ong rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng mặt trời nên phải đựng mật ong trong những lọ, chai thuỷ tinh mờ và để ở những nơi mát mẻ (nhiệt độ không quá 36oC).

Không nên để mật ong ở những nơi ẩm thấp và tránh tiếp xúc với không khí vì làm như vậy mật ong sẽ bị lên men và biến chất. Nên đổ đầy đầy mật ong trong các vật chứa và đóng nắp kín để hạn chế sự hút ẩm của mật.

Không nên lưu giữ mật ong quá lâu (chỉ 2 năm trở lại). Nếu để lâu thì chất lượng của mật sẽ giảm, nhiều chất dinh dưỡng trong mật đều bị phân huỷ.

Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.

Không cất mật ong gần nơi có mùi xăng, dầu, hành, tỏi… để tránh việc làm mất phẩm chất của mật.

S.T (tổng hợp)