Bài phát biểu của GS. Nguyễn Thạch
Hôm nay là ngày đầu tiên của một năm học mới. Tôi chúc mừng tất cả các em sinh viên đã dũng cảm đến đây. Hôm nay có nhiều sinh viên mới, đặc biệt là những sinh viên y khoa, những người mà tôi chắc hẳn đang có nhiều hồi hộp và vài băn khoăn. Tôi muốn nhân dịp này để nói với các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên y khoa và gởi đến các bạn vài lời khuyên.
Thưa quí GS, quí thầy, các vị khách quí, các em sinh viên và gia đình thân mến!
Hôm nay là ngày đầu tiên của một năm học mới. Tôi chúc mừng tất cả các em sinh viên đã dũng cảm đến đây. Hôm nay có nhiều sinh viên mới, đặc biệt là những sinh viên y khoa, những người mà tôi chắc hẳn đang có nhiều hồi hộp và vài băn khoăn. Tôi muốn nhân dịp này để nói với các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên y khoa và gởi đến các bạn vài lời khuyên.
Trước hết, đời sống là một cuộc phiêu lưu. Có mặt ở ĐH Tân Tạo hôm nay cũng là một cuộc phiêu lưu thật sự vì Tân Tạo nằm giữa một nơi hoang vu của đồng bằng Sông Cửu Long. Học đại học y khoa cũng là một cuộc phiêu lưu lớn. Thay vì khám phá núi non ở Sapa hay những đền đài ở Angkor Wat, hay rừng sâu nằm giữa các thành phố Mỹ, các bạn đang bắt đầu cuộc thám hiểm cơ thể con người với những điểm hay và điểm yếu của nó. Nếu bạn nuôi dưỡng trong đầu tinh thần của một nhà thám hiểm, các lớp học về cơ thể, sinh hoá, sinh lý sẽ vô cùng hào hứng vì có vô số câu hỏi cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao…
Tuy nhiên học Y Khoa, chúng ta không phải nhốt mình trong chuyến du lịch lang thang dài 6 năm. Chúng ta đi chung với nhau, có mục đích, với các giảng viên, bạn bè cùng lớp để khám phá cơ thể và tư duy con người và những bí ẩn của nó. Đây là một cuộc thám hiểm khoa học có hệ thống mà chúng ta được kỳ vọng sẽ tìm ra những phát kiến mới mẻ và thú vị cho nhân loại. Khi đi thám hiểm khoa học, chúng ta không thể làm một mình mà cần sự cộng tác chặt chẽ của mọi người chung quanh. Điều đó cần thiết cho thành công và sống còn của chúng ta.
Khi chúng ta khảo sát khoa học trên cơ thể và não bộ con người, chúng ta không chỉ quan sát mà thôi. Mà chúng ta phải hành động. Chúng ta phải đưa ra những giải pháp y học, cái được gọi là điều trị. Tuy nhiên, nếu chúng ta chặn đứng được quá trình bệnh tật cho một số đông cá thể bệnh nhân, điều đó tốt hơn nhiều và chúng ta gọi đó là kiểm soát bệnh tật. Trong nhiều trường hợp, chúng ta phải cất lên tiếng nói về những vấn đề mang tính xã hội hay cộng đồng, như chế độ ăn quá mặn, hút thuốc, uống rượu vì chúng ta không thể là những người quan sát bàng quan hay là kẻ ngoài cuộc với cộng đồng chúng ta đang sống.
Chúng ta không được huấn luyện để ngắm nhìn thế giới hôm nay từ trong tháp ngà của Đại Học. Với tư cách là tầng lớp ưu tú của xã hội, các bạn phải là kẻ dấn thân và lay động cộng đồng. Với tư cách là một thầy thuốc cho con người, vì con người, chúng ta càng thấu hiểu y học có sự tương tác chặt chẽ và hai chiều với những vấn đề xã hội. Chúng ta tin rằng không thể có một nền y khoa nhân bản trên nền tảng của một xã hội không công bằng và xem đồng tiền và quyền lực là mục đích cuối cùng.
Đó là lý do tại sao chúng ta không chấp nhận sự nguyên trạng của khoa học hay xã hội. Khi chúng ta muốn từ bỏ lối sống lười nhác, tĩnh tại về thể chất, chúng ta phải vượt ra khỏi nếp nghĩ thụ động, ù lì và bằng lòng với những cái đang có. Các bạn học hỏi, hành nghề thầy thuốc để làm gì? Nếu như không phải để cho đồng bào chúng ta được sống, được thành công và được hạnh phúc với tất cả phẩm giá cao quí của một con người tự do như mọi người trên thế giới trong thế kỷ 21 này.
Chúng ta có nhiều vấn nạn để chất vấn. Học cách để đặt câu hỏi cũng là một nhiệm vụ quan trọng vì nếu chúng ta đặt câu hỏi đúng, chúng ta mới có lời giải đúng đắn. Nếu đặt câu hỏi sai, câu trả lời cũng sẽ sai nốt. Nhận thức đúng thực trạng, không bằng sự bằng lòng hay chấp nhận mù quáng, ắt là nền tảng đầu tiên để cất cao những vấn nạn của y học hay của chính thời đại chúng ta đang sống.
Một vấn đề lớn nữa là HỎI NHƯ THẾ nào. Trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, người ta khuyến khích đặt câu hỏi. Chất vấn hay thách thức các vấn đề được xem như một trò chơi ưa thích và thú vị. Tuy nhiên, nêu những câu hỏi thắc mắc trong hệ thống giáo dục Á châu như Việt Nam, Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản là một chuyện nhạy cảm. Đó là lý do vì sao trong hội thảo chiều nay, BS Thomas Tu và Duane Pinto, hai cựu sinh viên Y Khoa Harvard sẽ trình bày làm thế nào để hỏi, làm sao để thách thức các vấn đề một cách thông minh.
Cuối cũng, dù các bạn thấy có nhiều BS từ ngoại quốc, tôi khuyên các bạn cũng nên xây dựng và tận dụng mối quan hệ tốt đẹp với các thầy Việt Nam vì các bạn sẽ học được rất nhiều từ các thầy Việt Nam . Các bạn hãy tận dụng những kiến thức các thầy Việt Nam truyền đạt dù ngay cả trong tương lai, bạn có thể làm giỏi hơn. Nhưng chuyện đó, hãy để thời gian trả lời.
Tóm lại, tôi mong các bạn vào trường y với tinh thần của một nhóm người đi khai phá. Tôi không yêu cầu các bạn học chăm hơn, tôi muốn các bạn học thông minh hơn. Và yêu cầu cuối cùng, như trong bất cứ trường y nào ở Hoa Kỳ, nếu các bạn, những sinh viên thành công trong học tập, tôi mới giữ được cái ghế Giáo Sư của tôi. Nếu các bạn thất bại, nhà trường sẽ mời tôi đi một cách lạnh lùng và lịch sự. Như thế, tôi sẽ phải làm gì để giữ cái công việc được trả lương hậu hĩnh này. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Chúc các bạn lên đường hăng hái, vui tươi, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công
Tin đã đăng
- Khai giảng Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ KCN Tân Đức niên học 2013 - 2014
- Sinh viên TTU tham gia tình nguyện tại hội nghị ARBS 2013
- ITA RICE: Tặng gạo cho hộ nghèo tại các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa tỉnh Long An
- Đại học Tân Tạo thông báo tuyển sinh nguyện vọng 2
- Đại học Tân Tạo: Thông báo tuyển sinh Khoa Công nghệ Sinh học
- Công bố tuyển sinh khoa Công Nghệ Sinh Học
- Thông báo tuyển sinh Khoa Y Đại học Tân Tạo
- ĐH Tân Tạo sẽ xét tuyển nhiều nguyện vọng bổ sung
- KCN Tân Đức: Tọa đàm giữa ngân hàng và doanh nghiệp
- Tuyển sinh 2013 ngành "Bác sĩ Đa Khoa ĐH Tân Tạo"