itaexpress / Tin ITA / Thể thao - Giải trí / Thời trang / Đẳng cấp “chơi” đồ hiệu

Đẳng cấp “chơi” đồ hiệu

Ảnh minh họa - "Chơi" là phải thực sự

hiểu về nó...

Ra một shop trưng cái biển “đồ hiệu” nào đó, nhắm mắt xách về vài món đồ với cái giá trên trời thì mới chỉ được liệt vào hàng “sính ngoại”. Một số teens đời cuối 8x Hà Thành có cách “chơi” đồ hiệu đẳng cấp hơn nhiều.

Chơi đồ hiệu = hiểu + nguồn vốn cao.

Đồ hiệu đọc tên thì dễ, nhìn cũng thích nhưng để mặc thế nào là cả một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng với những ai thực sự yêu thích nó. Và quan trọng hơn, phải có kiến thức lần… nguồn vốn cao mới theo được lâu dài. Nên đa số bạn trẻ theo đuổi đồ hiệu đều có thu nhập thêm ngoài sự hỗ trợ của cha mẹ. Và rồi đã theo, phải theo đến cùng.

Dolce & Gabbana, Just Cavalli, Dsquared2 hay Vivien West Wood đều là những thương hiệu đặc biệt nổi tiếng, đặc biệt được ưa chuộng và đặc biệt đắt. Đẳng cấp của các thương hiệu ấy giới sành đồ ai cũng biết. Thế nhưng chơi được đồ hiệu đâu có nghĩa là cứ ra một cửa hàng trưng biển “hiệu”, nhặt vài cái là xong đâu. Biết chơi là phải “sành” đồ hiệu một cách thực-sự-hiểu-về-nó.

L Đ vốn có tiếng trong giới trẻ Hà Nội vì sành “độ” đồ, cách ăn mặc đẹp và kiến thức rất “khủng” về thời trang. Đam mê thời trang đến nỗi, cậu theo dõi và cập nhật tin tức nhanh cứ như ở nước ngoài vậy.

Trong khi một vài teen vẫn còn chạy theo quần rách vá víu, mốt từ năm 2006, thì L đã mải miết lùng đồ Dior Homme, một thương hiệu điển hình cho phong cách sang trọng, lịch sự kèm theo giá cũng “sang trọng” không kém. Không chỉ thích, L còn biết rõ từng phong cách của 3 nhà thiết kế Hedi, John Galliano và Kris Van Assche. Theo L, “biết thì mới tự tin khoác vào người được”.

Một chiếc áo sơ mi màu trắng dạng “thường” tầm 375$ được rao bán trên Diabro. Còn Jacket thì 1,113$ bao giờ cũng là giá rẻ nhất. L tìm hiểu kỹ càng từng bộ sưu tập, từng phong cách riêng của các nhà thiết kế, rồi nhanh chóng “chộp” đồ sớm nhất, mà lại đúng mùa sale.

chứ không phải nhắm mắt "rinh" đồ giá trên trời đâu...

Tuy nhiên, vào mùa sale, chờ đặt được hàng lại thường… là khi đã hết size nên nhiều lúc muốn “chơi” thì phải cắn răng “set” thật nhanh. Mới đây cậu vừa “chịu chơi” như thế, tậu về một “em” jacket Spring summer 2008 mà nguời khác cũng phải “ngại” hỏi giá.

L còn “mê mệt” đồ của Dolce & Gabana. Tủ quần áo của cậu ngập tràn áo sơ mi cùng jeans hiệu Dolce. L nhớ lại lần vất vả mua được “em” Dolce V-neck sweater (một dạng áo len). Thường thì L gửi tiền sang Anh nhờ bạn mua bởi không thể đặt hàng tại VN. Lần đó, đường gửi về trục trặc nên L suýt mất “em” (giá 449$). May mà sau 2 tháng rưỡi cái áo cũng về đến tay L.

V.P (sinh năm 1988) thì lại là một tín đồ của phụ kiện. Nghĩa là tất cả ví, guốc, thắt lưng đều “đi ra” từ Chlóe, một thương hiệu dành riêng cho phái nữ có từ năm 1952. Phụ kiện của Chlóe chẳng “phụ” tí nào. Nhưng thiết kế cực đỉnh của nó đã khiến P mê mẩn “xách” về những chiếc ví bằng da thật, bằng kim loại bóng loáng mà vẫn trẻ trung. Mới đây được “bám đuôi” mẹ đi Hongkong chơi Noel, V đã lại “tóm” được “em” Multicolor Saskia Clutch bằng da thật màu sắc bắt mắt, thêm vào bộ phụ kiện “không bao giờ đủ” của mình.

Những tín đồ thời trang này đều có cách nhìn nhận về thời trang rất rõ ràng.

Đừng nghĩ rằng đồ hiệu chỉ là lựa chọn của các đại gia, chính các bạn trẻ này mới hiểu mặc thế nào, phối đồ làm sao và bỏ ra từng nào tiền để “rinh” về là đẹp, chứ không bao giờ bỏ ra một món tiền “trời ơi” rồi bị mang tiếng “dại”.

Các shop ở Hà nội như Ocean…, BM… đều đánh quần áo lên mức giá “trên trời” nên lựa chọn chính vẫn là oder trên mạng, gửi tiền vào tài khoản một ai đó thân quen bên nước ngoài và… ngồi nhà đợi đồ được gửi về.

Thì vẫn tại “đắt xắt ra miếng”.

Tôi "chơi" đồ hiệu vì đủ khả năng và "tiền nào của nấy".

Ai cũng biết đồ hiệu đắt. Nhưng tại sao lại đắt ? Và tại sao đắt mà người ta vẫn rất thích mua? Câu trả lời có lẽ là “tiền nào của nấy”.

Đ (sinh năm 1991) cũng là một teen mê đồ hiệu. Gia đình khá giả nên điều kiện để theo đuổi thời trang của Đ khá thoải mái.

Quan trọng hơn, Đ khẳng định: “Đồ hiệu mặc vào là biết ngay sự khác biệt, nhất là về chất vải, sau đó đến kiểu dáng và màu. Đồ nhái chỉ cần giặt vài lần đã sờn màu bung chỉ, bung luôn cả khuy. Thế nhưng riêng Dolce, Dsquared2 hay Ice Berg, trừ áo da phải mang đi giặt khô, còn đâu thì vứt vào máy giặt thoải mái, không bao giờ phai màu hay vải cứng đờ, dùng bao lâu vẫn không sứt một đường chỉ.”

Vẫn biết một bộ quần áo đẹp không làm nên con người bạn, nhưng để xài đồ hiệu thật “đúng cách” và tự tin thì không phải ai cũng làm được đâu nhé.

Theo VTC News