itaexpress / Tin ITA / Thể thao - Giải trí / Đi & viết / Kỳ III: Karlovy Vary - “Thành phố điện ảnh”

Kỳ III: Karlovy Vary - “Thành phố điện ảnh”

Tác giả và thành phố Karlovy

Thành phố miền bắc Cộng hòa Séc. Người Séc gọi nó là “thành phố điện ảnh”. Nơi đây thường diễn ra các liên hoan phim, các hội thảo, sự kiện liên quan đến nghành điện ảnh.

Kỳ II: Khách sạn ở Tiệp

Hình như nếu nhớ không lầm, cách đây vài chục năm, Karlovy cũng là nơi từng tổ chức Festival Film quốc tế mà diễn viên Trà Giang với phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” đã đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Karlovy buổi sáng. Cảm nhận đầu tiên là những dãy phố, những ngôi nhà, những dinh thự cũ và mới đều tráng lệ. Đường phố, cây cối, công viên, rừng thông sạch sẽ, thoáng, ít xe chạy, không nhộn nhịp như ở Praha. Điểm du lịch hút khách nhất là nơi có bức tượng người phụ nữ phun ra nước… khoáng nóng. Người ta đua nhau mua những chiếc bình sứ nhỏ, hứng nước ấy và uống luôn tại chỗ. Theo tín ngưỡng của người Séc, uống nước lấy từ nguồn suối nóng này sẽ trở lên khỏe mạnh cường tráng hơn…

Tác giả và thành phố Karlovy

Những chiếc xe ngựa ở Karlovy rất lớn, thắng 2 hoặc 4 con ngựa to khỏe, chở khách du lịch đi dạo. Những chiếc xe này nhìn khá hoành tráng chứ không lọc cọc như xe thổ mộ Đà Lạt. Ngựa cũng dũng mãnh chứ không ốm nhom như ngựa ở nhà. Nhìn hàng dàn xe ngựa đi dưới rừng thông, cứ có cảm giác như xem lại bộ phim nhiều tập “Gánh xiếc rong” dài nhẵng đã phát trên truyền hình cách đây 17- 18 năm với giọng thuyết minh ấm ấm khó lẫn của nghệ sỹ ưu tú Kim Tiến. Không nhớ chính xác bộ phim đó có phải do Séc sản xuất nữa hay không. Nhưng chắc chắn nếu không phải là Séc thì cũng là một nước láng giềng nào đó quanh đấy.

Mặc dù Séc là đất nước nổi tiếng nhất thế giới vì đồ thủy tinh và pha lê, ở Karlovy tôi không mua thứ nào, vì thấy có vẻ rất đắt. Tôi không mua đồ sứ lưu niệm vì nghĩ chẳng mang theo. Lại toàn những 5 -10 USD cho một món đồ hoặc con giống bé xíu. Tôi không mua bánh kẹo vì chẳng biết lựa chọn thứ nào giữa hàng ngàn chủng loại. Đồ ăn ở đây cũng đắt hơn nhiều so với ở Ostrava. Phải chi khoảng hơn 300kr tương đương 15 –USD cho một bữa ăn trưa bình thường chỉ có bánh mì, coca và bít tết. Nhưng bù lại những quán cà phê nhỏ nhỏ rất đẹp, đồ uống ngon, có những cô gái phục vụ nhỏ nhắn rất xinh. Gái Séc nhỏ con, xinh xắn và linh hoạt chứ không đô vật như mấy em Bắc Âu hay dữ dằn như những cô gái Đức tôi từng thấy.

Ở Karlovy, mỗi lần bước vào toilet, xin mời bỏ vào một đồng xu 10 cu-ron (khoảng 1/2 USD tương đương 8000 VNĐ). Một ngày bạn vào 10 lần, nghĩa là bạn mất toi 5USD cho cái việc sung sướng ấy. Trên xe, anh bạn cùng đoàn trêu, kiểu này đến phải nhịn mất. Cứ 10 cu một phát quy ra tiền Việt thì xót của lắm. Trêu: thế thì để tránh “đầu ra”, bác nên nhịn luôn cái khoản “đầu vào”. Tốt nhất là bác đừng có uống nước nữa. Hoặc bác mang theo cái vỏ chai nước suối, lúc nào tiện thì nhảy lên xe xyz vào đấy. Cả nhóm cười ồ. Mà cứ đà này có khi làm thế thật. Có nơi gần trung tâm mua sắm, nó còn dán biển đề hẳn 20 cu/lần nữa cơ. Thành phố đắt đỏ thế này, có nguy cơ gốc cây, cột điện sẽ chả khác ở VN, ngày nào cũng thâm sì, ướt nhẹp…

(còn nữa)

Kỳ IV. Đi chợ Việt xứ sở pha lê

Bài, ảnh: Phạm Trung Kiên