itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Mướp đắng món ăn ngon và vị thuốc quý

Mướp đắng món ăn ngon và vị thuốc quý

Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, loại trừ độc tố trong cơ thể…

Ngoài ra, mướp đắng còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon và giải nhiệt cơ thể.

Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt... Hiện nay, khổ qua là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.

Trị rối loạn về đường huyết: Đó là những rối loạn về huyết thể hiện trên làn da bên ngoài như lở loét, ngứa ngáy, vảy nến…Một tách nước ép khổ qua còn tươi pha với 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, nhấp miệng từ từ vào lúc bụng còn trống trong vòng từ 4 đến 6 tháng sẽ điều trị tốt những bệnh lý trên. Nước ép khổ qua còn giúp ngừa bệnh phong.
Giảm viêm tấy: Khổ qua tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và ít để lại tác uống và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. .Chữa sốt, say nắng: Nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng phát sốt.
Khổ qua phơi khô giúp giải nhiệt, tâm thần bất định, hồi hộp, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng hơn.
Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng 1 lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng 1 lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá (uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).

Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.

Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.

Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.

Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được).

Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.

Những món ăn từ mướp đắng

Mướp đắng nhồi thịt

Chuẩn bị: 4 trái mướp đắng, 100g thịt rọi nhiều nạc, 100g cá thác lác, 1 lọn bún tàu, nấm mèo, hành củ, hành lá, gia vị (mỗi thứ một ít).

Chế biến: Mướp đắng rửa sạch. Dùng dao bổ dọc một đường bên hông trái, lấy hết hạt, rửa sạch 1 lần nữa. Thịt băm nhuyễn, cá quết lại cho dai, mộc nhĩ ngâm nở, cắt thành sợi, bún tàu ngâm mềm, cắt nhỏ. Hành rửa sạch, thái nhỏ.

Trộn chung tất cả các hỗn hợp trên và nêm chút gia vị cho đậm đà rồi dùng làm nhân nhồi vào mướp đắng đã lấy hạt. Xếp mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi, cho đầy nước và nấu cho mềm. Múc ra tô và rắc ít tiêu, hành ngò lên mặt.

Mướp đắng xào trứng

Lấy hai trái mướp đắng, bỏ hạt và bào mỏng. Đảo dầu ăn với hành thái nhỏ cho thơm và bỏ mướp đắng vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, rồi cho 1 - 2 quả rứng gà vào đảo đều. Trứng chín, tắt bếp, múc ra đĩa, rắc ít hạt tiêu, ăn có vị giòn, thơm.

Bí quyết

Chọn quả có màu xanh đậm, thon dài, vỏ còn tươi, không tì vết. Những quả có gai nở to ăn thường ít đắng.

Để vị đắng bớt đi, trước khi hầm bạn trụng sơ mướp trong nước sôi pha ít muối và đường, vớt ra xả nước lạnh và để ráo.

Để giữ tươi lâu, bạn nên gói mướp đắng cẩn thận bằng 2 lớp nylon và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

Với món mướp đắng hầm, nấu mềm ăn mới ngon, nhưng với mướp đắng xào thì ngược lại, nên xào vừa chín tới, ăn sần sật sẽ có vị đắng mà lại bùi.

H.N (tổng hợp)