itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Muối - Thiết yếu của cuộc sống

Muối - Thiết yếu của cuộc sống

Phải khẳng định rằng, muối rất quen thuộc và không thể vắng mặt trong gian bếp mỗi nhà. Nhưng những thắc mắc xung quanh việc sử dụng muối như thế nào là hợp lý cũng như công dụng và tác hại của muối vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Rất cần…

Muối là một loại muối khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Muối chính là “xúc tác” tham gia vào một số phản ứng quan trọng trong cơ thể. Muối cũng là thành phần không thể thiếu giúp tổng hợp các dưỡng chất đối với tế bào, hỗ trợ việc tiêu hoá và củng cố thận và xương.

… nhưng cũng có thể gây hại

Khi hàm lượng Natri quá cao, thay bằng việc đào thải ra bên ngoài, cơ thể sẽ giữ lại nhiều nước và khiến cho dung tích chất lỏng trong cơ thể tăng lên. Đây cũng chính là nhân tố khiến cho huyết áp tăng cao.

Thêm vào đó, nếu thể tích của chất lỏng tăng cao trong não có thể là nguyên nhân gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình lưu thông và tuần hoàn máu lên não.

Cũng tương tự như vậy, thể tích của khối chất lỏng tăng cao trong tim, bạn sẽ có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến vành tim.

Nếu bạn ăn các thức ăn có chứa quá nhiều muối, sẽ khiến hàm lượng Natri trong cơ thể vượt mức cho phép, dễ dẫn đến các bệnh thận, gan, phá huỷ não và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đối với trẻ em, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho bé bú sữa mẹ trong vòng 4 tháng đầu. Còn sau đó nên cho bé ăn dặm các đồ ăn có hàm lượng muối thấp.

Vậy bao nhiêu là đủ?

Đối với người trưởng thành nên ăn khoảng 6g muối mỗi ngày. Nhưng theo điều tra, ở độ tuổi này thường có thói quen “nạp” khoảng từ 9 - 10g muối/ngày. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, nếu bạn cắt giảm xuống còn 6 gam/ngày, điều này đồng nghĩa với việc hàng năm sẽ giảm được 70.000 ca mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ.

Muối thường được sử dụng chủ yếu trong chế biến các món ăn, trong thịt, các sản phẩm chế biến từ thịt và bánh mỳ.

Trong chế độ ăn uống của một người bình thường, có chứa khoảng 75% muối.

Làm thế nào để giảm lượng muối trong thực phẩm?

Không nên thêm muối vào món ăn sau khi đã được chế biến hoàn chỉnh.

Lựa chọn những phần với giảm lượng Natri.

Thận trọng với những loại thực phẩm có chứa nhiều muối.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Bởi trong chúng có chứa một lượng lớn Kali có thể cân bằng lượng muối trong cơ thể.

Hãy đọc nhãn mác các loại thực phẩm, và lựa chọn loại thực phẩm có chứa ít Natri.

Khi chọn nguyên liệu để chế biến món ăn, nên chọn đồ tươi sống hơn là đồ có ướp muối.

Chọn thực phẩm từ tự nhiên hơn là các thực phẩm đã qua chế biến.

Theo Thu Hà (Dân Trí)